Miễn phí giao hàng nội thành

Hà Nội - Sài Gòn bán kính 10km (*)

0911.851.333

Thứ 2 - Thứ 7: 8h00 - 18h30 
Chủ nhật: 9h00 - 16h00

Thanh toán khi nhận hàng

Chỉ khi giao hàng

Thu COD qua Viettelpost

Hoàn tiền

Nếu hàng không đạt chuẩn

Cách bố trí sắp đặt loa trong phòng để có âm thanh tốt nhất

Thứ hai - 06/01/2020 23:39
Cách bố trí loa trong phòng nghe là yếu tố đầu tiên quyết định chất lượng âm thanh và khả năng trình diễn của loa. Công việc tưởng như đơn giản này lại là rắc rối lớn nhất với rất nhiều người nghe. Việc sắp đặt loa có tác động không nhỏ đến độ chi tiết, sự chính xác của âm hình, chất và lượng của âm bass, sự trung thực của âm mid…
Mục lục

Cách bố trí sắp đặt loa trong phòng để có âm thanh tốt nhất

Để có cách sắp xếp loa phù hợp nhất với từng loại phòng nghe, người dùng cần nắm rõ những nguyên lý cơ bản về các mối tương quan giữa hai loa, hệ thống loa với người nghe và loa với phòng nghe. Dưới đây là một số lưu ý khi sắp đặt loa trong phòng nghe. Phòng nghe là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng âm thanh. Trên thực tế, có thể coi đặc tính âm học của phòng nghe như “thiết bị đặc biệt” trong hệ thống hi-fi. Bởi mỗi phòng nghe sẽ tạo nên một hiệu ứng đặc biệt đến quá trình tái tạo âm thanh của bộ dàn. Do đó, hệ thống audio chỉ có thể phát huy tối đa khi được kê đặt chính xác trong môi trường đã xử lý âm học phù hợp. Một trong những biện pháp đơn giản, nhưng khá hiệu quả trong việc cải thiện âm thanh của hệ thống là sắp đặt hệ thống loa vào vị trí tối ưu trong phòng nghe.
cach bo tri loa de co am thanh tot nhat (2)

Đầu tiên là mối tương quan “hình học” giữa người nghe và loa, nghĩa là phải sắp xếp sao cho người nghe và hai loa xếp thành hình tam giác cân với vị trí ngồi nghe nằm trên đường phân giác. Nguyên tắc này đảm bảo tạo ra âm hình tốt nhất. Tiếp theo, khoảng cách từ loa đến các bức tường phòng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và độ lớn của âm trầm. Loa càng đặt gần tường và góc phòng nghe, âm bass càng lớn. Song điều này không đảm bảo cho chất lượng của âm trầm. Trong nhiều trường hợp, việc đặt loa gần tường khiến âm trầm trở nên thiếi kiểm soát, đánh mất độ chi tiết cần thiết.

Tiếp đó, vị trí của loa và vị trí ngồi nghe trong phòng cũng ảnh hưởng đến cách thức cộng hưởng của phòng. Lối cộng hưởng đặc trưng sẽ tăng cường ở một số tần số nhất định, tạo nên đỉnh trong toàn bộ dải tần. Kết quả của hiện tượng này có thể khiến âm thanh trở nên thiếu tự nhiên, bị sai âm hoặc lùng bùng. Chỉ khi nào âm cộng hưởng của phòng được giới hạn, âm trầm của hệ thống mới trở nên chính xác, âm trung sẽ trong sáng hơn.

Điểm cần lưu ý khi đặt loa là khoảng cách từ loa đến bức tường phía sau càng xa, âm hình càng được cải thiện, đặc biệt theo chiều sâu. Do đó, nếu không bị giới hạn về chiều sâu của không gian phỏng, người chơi nên đặt loa cách tường sau tối thiểu 1,2m. Bên cạnh đó, một trong những điểm mà người nghe ít chú ý là độ cao của loa. Bởi không phải ngẫu nhiên mà ở độ cao khác nhau, loa có thể phát ra tông giọng không giống nhau. Dĩ nhiên, với mỗi cặp loa, nhà sản xuất sẽ khuyến cáo đặt ở độ cao nhất định để cặp loa cho chất âm cân bằng nhất.

Ngoài ra, việc tính toán độ chụm (góc nghiêng của loa hướng về phía người nghe) không chỉ ảnh hưởng đến độ cân bằng trong chất giọng mà còn tác động đến độ rộng của âm hình và độ chụm của âm thanh.

Cụ thể hơn, yếu tố quyết định chất lượng âm thanh xuất phát từ loa là mối quan về hình học giữa người nghe và hai loa (chưa kể các yếu tố của phòng nghe). Điều quan trọng nhất là người nghe ngồi chính giữa hai loa, tức là khoảng cách từ người nghe đến mỗi loa bằng nhau (người nghe và hai loa tạo thành hình tam giác cân). Khi đó, vị trí của người nghe được coi là điểm ngọt (sweet spot). Về cơ bản, đó là điểm nghe tối ưu, đón nhận nhiều chất lượng âm thanh phát ra từ hai loa với chất lượng tốt nhất. Khoảng cách từ người nghe đến hai loa nên dài hơn khoảng cách giữa hai loa đôi chút. Nếu không thực hiện được yêu cầu này, người chơi khó có thể khai thác được âm hình tốt nhất của hệ thống.

Việc điều chỉnh khoảng cách giữa hai loa đòi hỏi người nghe phải lựa chọn để hy sinh một trong hai yếu tố: âm hình và độ chụm của âm thanh. Cụ thể hơn, hai loa càng xa nhau (vị trí người nghe không đổi), âm hình càng có xu hướng mở rộng, song độ chụm của âm thanh trở nên mờ nhạt, thậm chí không tồn tại. Ngược lại, nếu đặt hai loa quá gần nhau, độ rộng của âm hình sẽ bị co lại, các chi tiết âm thanh cũng sẽ bị bó hẹp và bóp chặt, gây nên hiện tượng rối, nhiều hình âm.

Để giải quyết vấn đề này, người nghe còn một giải pháp khác là điều chỉnh góc nghiêng của loa. Ở một góc nghe phù hợp, cặp loa có thể tạo nên âm hình rộng với âm thanh chụm, gắn kết. Người chơi có thể thực hiện một số thao tác đơn giản để tìm ra vị trí, góc nghe tối ưu bằng cách giữ nguyên góc mở của loa và thay đổi vị trí ngồi nghe tiến lên hoặc lùi xuống trên một đường thẳng. Trong quá trình dịch chuyển và lắng nghe đó sẽ có một điểm mà ở đó âm thanh được tái tạo gắn kết, chặt chẽ, âm hình vững và ổn định. Thông thường, giọng hát của ca sĩ được mix sao cho nằm chính giữa sân khấu. Dựa vào đó, người chơi có thể sử dụng đĩa vocal để kiểm tra độ tập trung và cân bằng của âm hình. Tiếp tục hoàn thiện quá trình này, người nghe có thể đặt hai loa khá gần nhau, lắng nghe thật kỹ và xác định điểm chính giữa của âm hình. Dịch hai loa ra xa hơn một chút và tiếp tục lắng nghe. Liên tiếp lặp lại quá trình dịch chuyển/lắng nghe cho đến khi cảm nhận được khoảng chính giữa của âm hình trở nên rộng hơn, phân tán hơn, ít tập trung hơn, điều đó cho thấy người nghe đã chạm đến điểm giới hạn, bắt đầu vượt quá khoảng cách tối ưu giữa hai loa. Người nghe cần lưu ý, chỉ lắp chân đế nhọn cho loa sau khi tìm ra được vị trí tối ưu trong phòng nghe.

Một yếu tố rất đáng để người nghe cân nhắc là mối tương quan với phòng nghe. Vẫn có thể áp dụng nguyên lý “tương quan hình học” cho vị trí nghe và loa, song hãy thử nghiệm ở vị trí nghe gần loa (tương ứng khoảng cách giữa hai loa hẹp) và vị trí nghe cách xa loa (tương ứng khoảng cách giữa hai loa rộng) và so sánh. Thực tế, ở vị trí nghe xa hơn, các đặc tính âm học của phòng nghe sẽ tác động đến chất âm nhiều hơn so với vị trì nghe gần. Với vị trí ngồi gần loa, người chơi sẽ nghe được âm thanh trực tiếp từ loa nhiều hơn và tránh được nhiều âm phản xạ. Ở một số hệ thống, người nghe cần ngồi xa loa một khoảng cách nhất định để các loa con có thể tích hợp tối ưu với nhau. Nếu người nghe cảm nhận sự khác biệt quá rõ ràng với âm thanh phát ra từ mỗi loa con, từ các dải tần, thì họ cần gia tăng khoảng cách với hệ thống loa đó.

Hiệu ứng bức tường với âm thanh trầm :


Các bức tường của phòng nghe thường tác động mạnh đến sự cân bằng về âm sắc của cặp loa. Loa kê quá gần tường khiến âm bass dày, mạnh hơn bình thường. Hệ quả là màn trình diễn âm thanh có phần nặng nề hơn. Một số dòng loa được thiết kế để kê gần tường sau loa. Những cặp loa như vậy cần sự hỗ trợ, tăng cường âm trầm để có thể tạo sự cân bằng cho âm sắc tự nhiên. Nếu để xa tường sau, thì loại loa này thường có âm thanh mỏng. Người nghe cần phân biệt được đôi loa sử dụng thuộc loại nào để kê đặt cho hợp lý.
Vị trí của loa so với các bức tường bên và tường sau cũng ảnh hưởng đến việc dải tần nào sẽ bị đẩy lên. Đặt loa đúng chỗ không chỉ mở rộng dải trầm bằng cách bù trừ vào quãng tần số bị suy hao, mà còn khiến dải âm của cặp loa phẳng hơn, không xuất hiện điểm “đỉnh” và “đáy”. Đặt sai vị trí có thể khiến tần số hoạt động của loa không đồng đều, gây nên hiện tượng sai âm của tiếng trầm. Một số tần số bị kích lên sẽ ảnh hưởng đến một số tần số khác khiến âm trầm thiếu chi tiết.
Nhiều hãng chế tạo loa cũng đưa ra khuyến cáo cụ thể với người nghe về khoảng cách giữa loa và tường sau, tường bên. Khi đưa ra con số cụ thể, người nghe có thể hiểu điều đó là khoảng cách giữa nón của loa bass với các bức tường. Người chơi nên bắt đầu bố trí loa bằng vị trí khuyến cáo của nhà sản xuất, sau đó điều chỉnh cho phù hợp với những bố trí trong không gian thực tế.

Khoảng cách từ loa đến tường bên ảnh hưởng đến cường độ phản hồi từ hiệu ứng tường. Đặt loa càng gần tường, mức phản hồi từ tường đến tai người nghe càng nhiễu. Đây là điều cần tránh trong quá trình sắp đặt hệ thống. Tuy nhiên, nếu điều kiện phòng nghe không cho phép với không gian chật hẹp, cũng có thể chấp nhận đặt loa sát tường sau khi đã xử lý âm học tường.

Từ nhiều năm trước, David Wilson của Wilson Audio đã phát triển phương pháp mang lại hiệu quả cao khi xác định vị trí đặt loa tối ưu trong phòng nghe. Theo đó, người nghe đứng ở phía tường sau loa với khoảng cách tương đương khoảng cách dự định đặt loa cách tường bên. Hơi cúi người và tiến theo hướng vuông góc về phía tường sau, vừa đi, vừa nói và lắng nghe âm sắc giọng nói của mình. Người thực hiện động tác này sẽ nhận thấy giọng nói bị biến đổi trong quá trình chuyển động. Tại một điểm nhất định, bỗng nhiên âm thanh của giọng nói trở nên rộng mở, rõ ràng và chính xác. Có một khoảng nhỏ (vài centimet) trên trục di chuyển mà ở đó người nói thấy giọng nói tự nhiên nhất. Dùng băng dính đánh dấu điểm phát hiện đó, đấy chính là vị trí tối ưu giữa loa và tường sau mà người chơi có thể xác định. Để xác định khoảng cách của loa với tường bên, hãy bắt đầu từ tường bên trên đường thẳng chứa điểm mới đánh dấu và lặp lại chu trình nói – lắng nghe – phát hiện điểm tối ưu như trên. Điểm phát hiện tiếp theo là vị trí đặt loa tối ưu. Khi đặt loa, người chơi cần lưu ý sao cho điểm phát hiện này nằm sau mặt trước của loa và ở chính giữa loa bass (woofer). Kỹ thuật này mang lại hiệu quả cao. Hiệu quả về âm thanh tương đương cách áp dụng phương pháp lấy mẫu trên máy tính. Người chơi có thể nâng cao độ chính xác của âm thanh nếu có người ngồi ở vị trí nghe trong khi có người di chuyển và nói và cho biết ở điểm nào, giọng nói của người di chuyển ít bị méo tiếng nhất. 

PHƯƠNG PHÁP HẠN CHẾ SÓNG ĐỨNG

Để có được âm bass sâu hơn và dải trầm mượt mà hơn, việc đặt loa đúng chỗ cần tính toán đến khoảng cách với các bức tường có thể giảm hiệu ứng cộng hưởng âm học từ phòng nghe. Cộng hưởng phòng khiến âm thanh của hệ thống thiếu tự nhiên khi chỉ tập trung vào một số quãng tần số nhất định. Phòng nghe cũng có thể tạo nên sóng đứng và can thiệp một cách bất thường vào áp suất âm của dải cao hoặc dải thấp gây ra hiện tượng sai âm. Sự can thiệp của sóng đứng vừa được quyết định bởi kích thước và nội thất phòng lẫn vị trí phát thanh trong phòng. Bằng việc đặt loa và chọn chỗ ngồi nghe đúng vị trí, người chơi sẽ có được dải trầm mượt nhất có thể.

Quy tắc nổi tiếng để có được âm bass hay nhất là đặt loa cách tường sau ở vị trí 1/3 chiều dài của phòng. Trong trường hợp thực tế không cho phép, người chơi có thể thay đổi ở vị trí 1/5 chiều dài của phòng. Cả hai vị trí này có tác dụng giảm sự hiện hữu của sóng đứng, giúp cho cặp loa hài hòa với phòng nghe. Lý tưởng nhất là áp dụng quy tắc 1/3 cho vị trí loa và 2/3 cho vị trí ngồi nghe (ngồi nghe ở điểm 2/3 chiều dài của phòng).

Việc đặt loa đúng chỗ sẽ tạo ra âm bass sâu hơn và dải trầm mượt mà hơn. Cách tốt nhất để đặt loa và ghế ngồi nghe đúng vị trí nhằm giảm thiểu hiệu ứng từ sóng đứng là sử dụng chương trình máy tính mang tên “Room Optimizer” do RPG Diffusor System (www.rpginc.com) phát kiến. Khi truy cập vào website này, người dùng sẽ nghe thử đoạn nhạc nguyên bản và cũng đoạn nhạc đó khi bị cộng hưởng phòng và sau khi đặt loa, ghế nghe nhạc vào vị trí tối ưu. Qua đó, người nghe có thể cảm nhận rõ ràng hiệu quả của việc xác định vị trí tối ưu cho loa và người nghe. Chương trình sẽ tổng hợp các thông tin như: kích thước phòng, loại loa, vị trí của loa woofer trong thùng… Phần mềm sẽ tính toán và đưa ra kết quả tối ưu cho vị trí đặt loa và vị trí ngồi nghe.

Để thực hiện nguyên tắc này, trước hết đặt loa và ghế ngồi ở vị trí định trước, sau đó dịch chuyển xung quanh điểm chuẩn với bước dịch chuyển nhỏ trong khi vẫn bật nhạc. Ở vị trí nhất định, loa sẽ cho âm bass mượt mà nhất. Cũng tại vị trí đó, độ chi tiết và trong sáng của trung âm được cải thiện.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
sieuthiyte
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây