Miễn phí giao hàng nội thành

Hà Nội - Sài Gòn bán kính 10km (*)

0911.851.333

Thứ 2 - Thứ 7: 8h00 - 18h30 
Chủ nhật: 9h00 - 16h00

Thanh toán khi nhận hàng

Chỉ khi giao hàng

Thu COD qua Viettelpost

Hoàn tiền

Nếu hàng không đạt chuẩn

Làm thế nào để đánh giá độ nhạy của loa? Độ nhạy của loa là gì

Thứ hai - 06/01/2020 23:18
Chắc chắn với những người biết ít hoặc chưa biết gì về âm thanh thì hoàn toàn không thể biết được dựa vào đâu để đánh giá được độ nhạy của loa khi chơi âm thanh. Dưới đây Tiến Cường audio xin nói về yếu tố kỹ thuật liên quan đến độ nạy của âm thanh. Nhưng chúng tôi xin nói rằng độ nhạy của âm thanh không phải là thước đo về chất lượng của loa .
Mục lục

Làm thế nào để đánh giá độ nhạy của loa? Độ nhạy của loa là gì

Thứ nhất: Một trong những thông số cơ bản nhưng khá hữu ích khi tham khảo loa là độ nhạy (sensitivity) được đo bằng decibel (dB). Đó là con số chỉ ra loa sẽ kêu to đến mức nào trong một mức điện đầu vào. Độ nhạy có thể đo bằng nhiều cách. Tuy nhiên, ngành công nghiệp audio có một phương pháp tiêu chuẩn chung để độ nhạy ở các loa khác nhau có thể dễ dàng so sánh với nhau.

Thứ hai: Nơi lý tưởng nhất để đo thông số này là trong một phòng không có tiếng vọng. Đây là phòng lớn, được cách âm, có các tấm tiêu âm phủ kín mọi bề mặt của tường, trần, sàn để loại bỏ hiện tượng dội âm. Về cơ bản, phòng này phỏng theo một không gian tự do không có giới hạn dội lại, nghĩa là thứ duy nhất được đo là âm thanh phát ra từ loa chứ không có âm thanh dội lại từ tường, sàn, đồ đạc...

Người quan tâm có thể tham khảo các thông số tại speakermeasurements.com bởi đó là nguồn tham khảo cho những muốn biết chính xác loa thể hiện trong phòng lab như thế nào.

Mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2,83 volt, được hiểu là tương ứng với 1 watt nếu loa "đánh" với ampli ở mức trở kháng 8 ohm. Công suất ra của loa đo bằng watt được tính bằng công thức bình phương hiệu điện thế / trở kháng. Trong trường hợp này là 2,832 / 8 = 8,0089/8 =1. Nếu trở kháng là 4 ohm thì công suất sẽ là 2 watt.

Sau đó, sẽ phải đo đầu ra của loa thường được nhắc đến bằng mức nén âm thanh (SPL) và thể hiện ở số decibel. Người ta đo bằng cách đặt một microphone ở ngay phía trước loa. Cần chú ý phải đo đúng cùng một khoảng cách cho tất cả các loa, thường là 1 mét. Ở loa 3 đường tiếng, đặt micro ở giữa tweeter và mid, ở loa 2 đường tiếng, đặt micro ở giữa tweeter và mid-woofer.

Ngoài ra, không chỉ đo độ nhạy của loa chỉ ở một tần số rồi cho đó là đủ. Không giống ampli, loa luôn biến đổi trong đáp ứng tần số, có thể là +- 3dB, tùy vào các tần số.

Như vậy, khi nhìn những con số như 2,83V/m, bạn sẽ hiểu hơn về nó: loa được đo bằng điện áp đầu vào 2,83 volt, microphone được đặt cách mặt loa 1 mét. Còn cách viết 2,83V/2m nghĩa là microphone đặt cách mặt loa 2 mét. Ở 2,83V/m, hầu hết các loa sẽ cho output ở khoảng 80-90 dB, mức trung bình khoảng 87dB. Để tiện so sánh, tiếng chuông điện thoại di động có độ nhạy 80dB, tiếng xe tải chạy trên đường là 90dB, tiếng nói chuyện bình thường là 60dB. Do đó, với 2,83 volt, loa cho lượng âm thanh không phải là nhỏ.

Tuy nhiên, trong khi 1 watt có vẻ như tạo ra độ lớn âm thanh đáng kể, một số người có thể nghĩ rằng không có khác biệt lớn giữa 80dB và 90dB. Kỳ thực, chệnh lệch 10dB có thể tương đương với việc bạn bật gấp đôi volune. Loa chơi ở mức 90dB nghe to như gấp đôi so với 80dB.

Để tăng output lên khoảng 3dB nữa sẽ đòi hỏi tăng gấp đôi công suất ampli. Như vậy, bạn sẽ nhận ra là cần rất nhiều công suất ampli để đưa loa có độ nhạy thấp lên mức output cao. Đó là lý do tại sao người ta mua ampli công suất thấp đi liền với loa có độ nhạy cao và ampli công suất cao đi với loa có độ nhạy thấp.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Câu hỏi thường gặp
Hay còn được gọi là Sensitivity và được rất nhiều người hiểu theo cách khác nhau và thực tế biểu hiện như thế nào đối với thước đo trên hãy cùng Tiến Cường Audio tìm hiểu vấn đề này nhé!
sieuthiyte
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây